Cách kiểm tra điện thoại Nokia cũ trước khi mua

Cách kiểm tra Nokia cũ

9 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ KIỂM TRA ĐIỆN THOẠI NOKIA CŨ

Ngày nay việc mua một chiếc điện thoại Nokia cũ trở nên khá dễ dàng. Bạn có thể sở hữu chiếc điện thoại mà bạn mơ ước bấy lâu với giá tốt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên khi mua điện thoại cũ thì bạn cũng cần phải có một ít kinh nghiệm về test (kiểm tra) máy. Vì đơn giản, nếu mua phải 1 chiếc điện thoại bị lỗi hoặc hàng nhái nó giống như bạn tự chuốc khổ vào thân.

Dưới đây là những bước cơ bản để giúp bạn có thể kiểm tra chất lượng của các dòng điện thoại cũ trước khi mua.

1. NGOẠI HÌNH

Nếu bạn đã quyết định mua một chiếc điện thoại cũ thì đừng nên quá khắt khe về ngoại hình. Chỉ cần độ mới của máy còn khoảng 80% đến 90% là được.

Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra ngoại hình của máy sao cho phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Không bị trầy xước quá nhiều.
  • Không bị móp, lõm hay bị biến dạng.
  • Không bị thiếu các linh kiện.

2. KIỂM TRA IMEI

IMEI là dãy số duy nhất được gắn theo mỗi chiếc điện thoại để xác nhận đó là một sản phẩm chính hãng. Nếu bạn chưa biết gì về IMEI thì có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Các bước để kiểm tra Nokia chính hãng bằng IMEI:

Bước 1: Sử dụng cú pháp *#06# để lấy mã IMEI của máy.

Bước 2: Truy cập trang web numberingplans.com hoặc imei.info để kiểm tra thông tin của dãy IMEI bạn vừa lấy ở bước 1.

Bước 3: Dựa vào thông tin của dãy IMEI bạn sẽ biết được điện thoại của bạn có phải là hàng chính hãng hay không.

3. CÁC TÍNH NĂNG

Bạn cần tìm hiểu về các tính năng của sản phẩm bạn muốn mua trước, để lúc nhận được hàng có thể kiểm tra, test thử máy có đầy đủ các tính năng như quảng cáo hay không.

Bạn nên lưu ý rằng “mặc dù cùng là một dòng điện thoại, tuy nhiên không phải chiếc điện thoại nào cũng giống như nhau“. Lấy ví dụ như Nokia E72, dòng này có 2 phiên bản tùy thuộc vào giá: đầy đủ tính năng (3g, wifi, cảm biến,…) và loại không hỗ trợ 3g, wifi, cảm biến thì giá rẻ hơn.

Chính vì vậy nên khi bạn đi mua điện thoại mới hay điện thoại cũ thì cũng phải kiểm tra kĩ xem thử máy có đầy đủ tính năng không.

4. MÀN HÌNH

Màn hình là một bộ phận cực kì quan trọng của điện thoại, nếu màn hình tốt, sáng đẹp thì giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn và ngược lại. Chính vì vậy bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để kiểm tra màn hình khi mua điện thoại cũ.

Một màn hình tốt phải đảm bảo:

  • Độ sáng tốt.
  • Khả năng hiển thị rõ ràng.
  • Không bị vạch kẻ, đốm.

5. BÀN PHÍM

Bàn phím là một bộ phận đặc trưng ở các dòng Nokia cũ, nó giúp người dùng thực hiện những thao tác khi sử dụng. Một chiếc điện thoại tốt phải sở hữu một bàn phím nhạy và có độ nảy.

Kiểm tra bàn phím điện thoại khá đơn giản, bạn chỉ cần bấm lần lượt từng phím một từ trên xuống dưới là được. Không chỉ là các phím chính, hầu hết các dòng Nokia cũ đều hỗ trợ các phím truy cập nhanh ở xung quanh thân máy. Do đó bạn cũng nên lưu ý kiểm tra xem các nút đó có hoạt động bình thường hay không.

6. LOA & MIC

Loa là bộ phận giúp điện thoại phát ra âm thanh. Mic là thiết bị thu âm thanh khi bạn nói chuyện hay đơn giản là khi bạn ghi âm.

Đối với các chiếc Nokia cũ thì đa số chỉ sử dụng trong việc nghe gọi là chính. Do đó nếu loa, mic tốt mới có thể đảm bảo tốt việc nghe gọi của người dùng.

Để kiểm tra loa & mic bạn đơn giản chỉ cần lắp SIM vào máy và thực hiện một cuộc gọi bất kì cho người thân của bạn hay gọi tổng đài 900. Bạn cũng nên kiểm tra cả loa trong và loa ngoài của máy thử xem có bị rè hay nhỏ quá hay không.

7. CAMERA

Mặc dù đối với các dòng Nokia cũ thì đa số chất lượng của Camera đều có chất lượng khá thấp. Tuy nhiên Camera vẫn là một chức năng thuộc về máy, do đó bạn cũng nên kiểm tra thử.

8. SIM & THẺ NHỚ (nếu có)

SIM là thiết bị gắn liền với điện thoại, nó được gắn vào điện thoại để giúp người dùng có thể thực hiện nghe gọi. Do đó kiểm tra xem thử máy có nhận SIM hay không hoặc sóng khỏe không, nếu sóng chập chờn thì nên cân nhắc đổi máy khác.

Nếu chiếc điện thoại bạn mua hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ thì bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc thẻ nhớ hoạt động bình thường để kiểm tra. Bạn cũng nên lưu ý rằng đa số các dòng điện thoại Nokia cũ đều hỗ trợ thẻ nhớ với dung lượng khiêm tốn 1GB đến 2GB. Do đó bạn cần tìm hiểu trước hoặc hỏi người bán hàng xem máy mình mua hỗ trợ thẻ nhớ dung lượng tối đa là bao nhiêu. Vì nếu bạn cho thẻ nhớ dung lượng cao hơn dung lượng máy hỗ trợ thì máy có thể không nhận hoặc tệ hơn là làm đơ máy hoặc không hoạt động.

Để kiểm tra thẻ nhớ bạn hãy lắp thẻ nhớ vào máy, bạn cũng nên kiểm tra xem mình lắp đúng chiều chưa. Sau khi lắp thẻ nhớ bạn vào phần “Quản lý File” hoặc “Quản lý thẻ nhớ” để xác nhận máy có nhận thẻ nhớ không.

9. PIN & SẠC

Đối với các dòng điện thoại Nokia cũ thì việc kiểm tra pin là một việc cực kì cần thiết. Vì đơn giản hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại pin có chất lượng khác nhau. Tại cửa hàng Alofone thì chúng tôi cung cấp viên pin loại 1 chất lượng tốt nhất hiện nay đến Khách hàng.

Để kiểm tra pin có tốt hay không thì bạn phải cần một thời gian sử dụng nhất định, ít nhất là 1-2 ngày.

Kiểm tra sạc cũng là một việc rất quan trọng tuy nhiên nhiều người dùng lại bỏ qua bước này. Vì nếu lỡ bạn quên kiểm tra sạc nhưng khi mang máy về nhà sau khi dùng hết pin mà sạc không được thì cũng cực kì phiền phức.

Kiểm tra sạc cực kì đơn giản, bạn chỉ cần cắm sạc vào ổ điện và chui sạc vào lỗ sạc ở máy và chờ 5-10 phút xem thử sạc có lên pin không là được.

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn sạc pin cho điện thoại đúng cách

TỔNG KẾT

Trên đây là 9 bước cần thiết để bạn có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng của một chiếc điện thoại Nokia cũ trước khi mua. Mặc dù đa số các cửa hàng bán điện thoại cũ đều có các chính sách bảo hành và đổi trả, tuy nhiên việc kiểm tra trước sẽ giúp bạn bớt gặp phải phiền phức hơn.

Ngoài ra nếu bạn đang có ý định mua Nokia cổ về để chơi game thì cũng nên kiểm tra về kết nối 3G, Wifi của máy. Hãy tham khảo bài viết hướng dẫn truy cập mạng cho Nokia cổ nếu bạn chưa biết cách.

Bài viết liên quan

Các loại điện thoại Nokia đời cũ tốt nên mua

Các dòng điện thoại Nokia đời cũ tốt, nên mua 2024

Nokia có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Và sau đây là các dòng điện thoại Nokia đời cũ …
Hãy tắt máy trước khi tháo pin điện thoại

Nokia cổ: Tại sao bạn nên tắt máy trước khi tháo pin?

Có phải bắt buộc tắt nguồn điện thoại trước khi tháo pin? Một câu hỏi hay và sẽ được giải …
Những mã truy cập trên Nokia cổ

Những mã truy cập trên Nokia cổ bạn cần phải biết

Nếu bạn đang sử dụng Nokia cổ hãy tìm hiểu những mã truy cập này ngay, chắc chắn sẽ hữu …
8 cách tiết kiệm pin cho Nokia cổ

Những phương pháp hay giúp tiết kiệm pin cho Nokia cổ

Top 5 phương pháp hay giúp bạn có thể tiết kiệm pin cho Nokia cổ, kéo dài thời gian sử …

Trả lời

Mục lục
preloader