Có rất nhiều cách có thể tìm hiểu về thông tin phần cứng, phổ biến nhất mà không thể không nói đến đó là các công cụ kiểm tra chi tiết và đây đủ nhất là CPU-Z, CPU-X… Vậy CPU-Z là gì và làm thể nào sử dụng ứng dụng này trên điện thoại Android, hôm nay Alofone sẽ hướng dẫn các bạn qua bài viết hôm nay.
Cấu hình điện thoại là gì?
Được hiểu là một cụm từ được sử dụng để mô tả tập hợp các thông số kỹ thuật quan trọng liên quan đến phần cứng và phần mềm của một chiếc điện thoại di động. Cấu hình này xác định khả năng hoạt động, hiệu xuất và tính năng của điện thoại.
Ngoài ra, khi bạn mua các dòng điện thoại smartphone cũ việc kiểm tra là việc cần thiết để không bị người bán giới thiệu không đúng về cấu hình khiến bạn phải mua nhầm sản phẩm.
Việc lựa chọn cấu hình còn phụ thuộc vào nhiều yếu ố và nhu cầu của từng khách hàng. Vì vậy bạn cần kiểm tra kĩ sản phẩm để tránh những trường hợp có rủi ro cao.
Tại sao lại kiểm tra cấu hình điện thoại
Như đã giới thiệu ở trên việc kiểm tra cấu hình điện thoại quan trọng khi bạn muốn tìm hiểu về hiệu suất thực của thiết bị.
Việc làm này sẽ giúp bạn biết được chiếc điện thoại của mình có đủ mạnh để chạy ứng dụng hay chơi trò chơi không. Bên cạnh đó giữa 2 sự lựa chọn thì đây cũng là phương pháp để bạn so sánh và đánh giá nên mua sản phẩm nào để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên sử dụng điện thoại để làm việc và chạy các ứng dụng có cần nguồn tài nguyên cao thì bạn nên biết cách để có thể tối ưu sức mạnh mà chiếc điện thoại ấy mang lại.
Không chỉ có vậy việc biết các thông số kỹ thuật sẽ giúp bạn có thể cung cấp các thông tin cụ thể hơn về chiếc điện thoại của mình giúp việc hỗ trợ kỹ thuật hay phần mềm trở nên dễ dàng hơn.
Kiểm tra cấu hình điện thoại cơ bản
Ở các sản phẩm Android thông thường để có thể tìm dung lượng hay kiểm tra ROM RAM các bạn có thể đi đến phần:
Cài đặt >Thiết bị của tôi hoặc ( chăm sóc thiết bị) > lưu trữ > cuối cùng là bộ nhớ.
Kiểm tra cấu hình điện thoại Android
Để có thể kiểm tra thông tin thiết bị các dòng điện thoại bằng Android, trước tiên các bạn hãy tải ứng dụng CPU-Z về máy
Tiếp theo là khởi động ứng dụng CPU-Z để hiển thị cho tiết cấu hình của điện thoại.
File Tab SoC (System on Chip): Tab này cung cấp thông tin về bộ xử lý chính (CPU), GPU (Graphics Processing Unit), RAM và các thông số kỹ thuật khác của chipset chính của điện thoại.
File Tab Device (Thiết bị): Tab này chứa thông tin về tên thiết bị, mô hình, hệ điều hành, phiên bản kernel và các thông tin khác về thiết bị.
File Tab System (Hệ thống): Tab này cung cấp các thông số về hệ thống, bao gồm hệ điều hành, phiên bản kernel, thông tin về ngôn ngữ, múi giờ và một số thông tin hệ thống khác.
File Tab Battery (Pin): Tab này hiển thị thông tin về pin, bao gồm dung lượng, tình trạng, và thông tin điện áp.
File Tab Thermal (Nhiệt độ): Tab này cho biết thông tin về nhiệt độ của các thành phần trong điện thoại, chẳng hạn như nhiệt độ CPU và nhiệt độ pin.
File Tab Sensors (Cảm biến): Tab này liệt kê các cảm biến có sẵn trên điện thoại, chẳng hạn như cảm biến gia tốc, la bàn, cảm biến ánh sáng, cảm biến vân tay, và nhiều loại cảm biến khác.
Ngoài ra các file tab có thể thay đổi theo từng phiên bản của ứng dụng CPU-Z và phiên bản hệ điều hành Android của người dùng.
Kiểm tra cấu hình điện thoại Iphone
Tại trên Iphone các bạn có thể tìm kiếm thông tin đơn giản hơn do Apple thiết kế dành riêng cho hệ sinh thái của mình. Để kiểm tra thông tin sản phẩm các bạn làm theo các bước sau:
Mở ứng dụng “Settings” (Cài đặt) > “General” (Chung) > “About” (Thông tin)
Tại đây các bạn sẽ thấy các thông tin về điện thoại của bạn bao gồm:
- Tên thiết bị
- Phiên bản IOS
- Tên kiểu máy
- Số máy
- Số sê-ri ( Serial)
Trên đây là cách hướng dẫn kiểm tra cấu hình Android nhờ ứng dụng CPU-Z mà Alofone tổng hợp được. Mong rằng qua bài viết trên các bạn sẽ biết cách kiểm tra được cấu hình trên chiếc điện thoại của mình qua đó cảnh giác trước những chiêu trò của các “gian thương” trên thị trường. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết.