Các dòng điện thoại Android trong quá trình sử dung sẽ thường dẫn đến tình trạng lag, hiệu suất không ổn định. Với bài viết ngày hôm nay, Alofone sẽ đưa ra hướng khắc phục vấn đề giúp các dòng máy Android có thể sử dụng mượt mà không bị giật lag.
Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những phương pháp hiệu quả nhằm tối ưu hóa hiệu suất của điện thoại di động mang lại những trải nghiệm tuyệt vời như lúc mới mua.
Những lý do khiến máy Android bị lag
Trước khi đến với phương pháp khắc phục chúng ta hãy cùng điểm sơ quá các nguyên nhân khiến thiết bị dẫn đến việc giật lag.
Đầu tiên với một số ứng dụng đang chạy đồng thời hoặc các dịch vụ hệ thống tiêu tốn nhiều tài nguyên làm giảm hiệu suất tổng thể của hệ thống.
Với các ứng dụng chạy ngầm mà người dùng không sử dụng có thể tiêu tốn tài nguyên và gây giật lag. Ngoài ra, việc đầy bộ nhớ cũng sẽ khiến các ứng dụng giảm hiệu ứng của bạn giảm kahr năng xử lý lưu trữ của máy dẫn đến tình trạng lag.
Trong một số trường hợp các vấn đề về phần cứng như pin yếu, bộ nhớ RAM không hoạt động đúng cách có thể làm máy trở giật.
Với các hiệu ứng đồ họa phức tạp và đẹp mắt có thể làm giảm hiệu suất của máy, đặc biệt là trên các thiết bị có cấu hình phần cứng không mạnh mẽ. Bên dưới đây là một số cách khắc phục vấn đề máy bị lag mà bạn nên xem xét.
Cách khắc phục vấn đề máy bị lag
Để khắc phục vấn đề máy lắc trên thiết bị Android bạn có thể thực hiện những bước sau đây.
- Khởi động lại điện thoại: Đối với một số phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp làm mới hệ thống và giải phóng tài nguyên.
- Đóng các ứng dụng chạy ngầm: Sử dụng quản lý ứng dụng để đóng các ứng dụng đang chạy nền mà bạn không sử dụng.
- Gỡ bỏ những ứng dụng không cần thiết: Xóa bỏ những ứng dụng không sử dụng để giải phóng không gian lưu trữ và tối ưu hóa hiệu suất.
- Cài đặt các phiên bản nhẹ hơn của ứng dụng: Sử dụng các ứng dụng thay thế có yêu cầu tài nguyên thấp hơn.
- Giải phóng bộ nhớ trên điện thoại Android: Xóa dữ liệu không cần thiết như hình ảnh, video hoặc chuyển sang lưu trữ đám mấy để giải phóng bộ nhớ.
- Tắt, giảm hiệu ứng chuyển động trên điện thoại: Tắt hoặc giảm độ phức tạp của hiệu ứng chuyển động để giảm tải cho GPU
- Vô hiệu hóa các hiệu ứng chuyển động: Tắt các hiệu ứng chuyển động như hình nền đồng, always on display…
- Xóa bỏ các dữ liệu và bộ nhớ cache của ứng dụng: Dọn sạch các dữ liệu cache cảu các ứng dụng để giảm áp lực lên bộ nhớ và tăng tốc độ truy cập.
- Câp nhật phiên bản hệ điều hành mới: Cập nhật phần mềm với hệ điều hành mới nhất để sửa lỗi và cũng như giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất.
- Khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại: Nếu mọi cố gắng trên không giả quyết được vấn đề bạn nên xem xét về việc khôi phục trạng thái gốc trên điện thoại.
Với các thức thực hiện trên các bạn sẽ nhận thấy được sự cải thiện rõ rệt về hiệu suất giúp máy Android bị lag của bạn trở nên mượt mà hơn tăng khả năng khả năng trải nghiệm mượt mà. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có được trải nghiệm thoải mái mà không gặp phải các phiền toái về giật lag.
Bài viết liên quan
Những cách chặn quảng cáo trên màn hình điện thoại mang đến trải nghiệm tốt nhất dành cho bạn.
Pin điện thoại sạc bao lâu thì đầy? Cách tính thời gian sạc như thế nào và sạc như thế nào là đúng?
Điện thoại sạc qua đêm có sao không? Việc này có ảnh hưởng gì đến pin điện thoại
5 dòng điện thoại Oppo giá từ 2 triệu quay đầu có cấu hình mạnh